25+ Chất Liệu Vải – Ưu Và Nhược Điểm Của Các Loại Vải Thời Trang

Chất liệu vải là yếu tố quan trọng để làm nên những bộ trang phục chất lượng và đẹp mắt nhất. Ngày nay, vải may mặc ngày càng phát triển đa dạng về chất liệu và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của ngành thời trang, mang tên gọi và đặc tính khác nhau. Bài viết sau đây Thái Tuấn sẽ tổng hợp giúp tìm hiểu về các loại vải  thường dùng trong may mặc, phổ biến trên thị trường cũng như ưu nhược điểm của từng loại chất liệu.

Vải Gấm

Vải gấm có nguồn gốc tự nhiên với chất liệu chính để sản xuất là sợi tơ tằm. Vải có kỹ thuật dệt tinh xảo và phức tạp hơn hẳn các phương pháp dệt lụa tơ tằm khác. Đây được xem là chất liệu xa xỉ bậc nhất nên được mệnh danh là “Bà chúa của hàng tơ lụa”. Có 4 loại gấm phổ biến trên thị trường hiện nay: Gấm hoa nổi, Gấm trơn, Gấm cứng, Gấm trắng.

  • Ưu điểm: mềm mịn, có độ bền cao, tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác sang trọng với hoa văn tinh xảo và màu sắc đa dạng. Do đặc tính tự nhiên, vải thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng.
  • Nhược điểm: Gấm có giá thành khá cao dễ thấm nước, lâu khô, dễ bám bẩn và khó phai.
  • Ứng dụng: Gấm thường để may áo dài bao gồm áo dài truyền thốngáo dài cách tân.

Vải gấm

Xem thêm chi tiết: Áo Dài Gấm 10+ Mẫu Vải Áo Dài Gấm Thái Tuấn Đẹp Cao Cấp

Vải kháng khuẩn ( Thái Tuấn Premium)

Vải kháng khuẩn là loại vải áo dài có tính năng kháng khuẩn do Thái Tuấn nghiên cứu và sản xuất đẻ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng được tạo từ chất liệu cao cấp có độ dày hơn các loại vải khác.

  • Ưu điểm: Độ bền cao, độ co giãn tốt do được dệt bởi công nghệ hiện đại, không bị phai màu, nhàu nát hay mất form sau thời gian dài sử dụng. Màu sắc và hoa văn đa dạng do dễ nhuộm và hoa văn được dệt trực tiếp lên vải có tính năng kháng khuẩn bảo vệ sức khỏe người mặc.
  • Ứng dụng: Vải kháng khuẩn được sử dụng phổ biển để may áo dài. 
vải kháng khuẩn
Vải kháng khuẩn – Chuẩn thời đại

Vải Lụa (Silk)

Vải lụa được đánh giá là một trong những loại cao cấp và sang trọng nhất trong danh mục các loại vải. Đây là chất liệu vải được dệt từ các sợi tơ tằm tự nhiên nên rất thoải mái khi mặc. Lụa mang vẻ đẹp óng ánh đặc trưng do cấu trúc dạng lăng kính tam giác, có thể phản chiếu ánh sáng ở nhiều góc độ khác nhau. Vải lụa được phân thành các loại như: Lụa tơ tằm, Lụa satin, Lụa cotton, Lụa Twill, Lụa 2 da, Lụa gấm, Lụa Damask SilkLụa đũi.

  • Ưu điểm: Lụa có đặc tính mềm mịn, bề mặt bóng, óng ánh và bồng bềnh, thấm hút mồ hôi và giữ nhiệt tốt đem lại cảm giác dễ chịu vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Có khả năng giữ nước tốt, rất bền và chắc. Ngoài ra, với thành phần 100% tự nhiên, an toàn cho da, không gây kích ứng như một số loại nhuộm hóa chất khác.
  • Nhược điểm: Rất khó bảo quản trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách dùng thì lụa sẽ nhanh hư và không giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Vì là sợi tự nhiên nên khi giặt hay phơi nhiều sẽ không bền và rất dễ bị sâu bọ phá hỏng. Lụa lại có tính dẫn nhiệt và điện kém nên dễ dính vào da.
  • Ứng dụng: Lụa chủ yếu được sử dụng để may những trang phục như: áo dài, váy, đầm, áo sơ mi, đồ ngủ lụa,… 

Vải lụa

Xem thêm chi tiết: Áo Dài Lụa +10 Mẫu Áo Dài Lụa Tơ Tằm Thái Tuấn Cao Cấp Sang Trọng

Vải Hoa Văn (Jacquard)

Vải jacquard là loại có hoa văn được dệt trực tiếp lên bề mặt. Loại vải được tạo ra từ nhiều sợi khác nhau như Cotton, Polyester, tơ tằm nên thường có độ dày hơn các loại khác. Vải jacquard hiện nay có một số loại phổ biến như: Gấm Jacquard, Damask Jacquard, Matelassé, Cotton Jacquard, Lụa Jacquard.

  • Ưu điểm: Độ bền cao, độ co giãn tốt do được dệt bởi công nghệ hiện đại, không bị phai màu, nhàu nát hay mất form sau thời gian dài sử dụng. Màu sắc và hoa văn đa dạng do dễ nhuộm và hoa văn được dệt trực tiếp.
  • Nhược điểm: Khó bảo quản nếu nhiều lần sử dụng các chất tẩy rửa và phơi dưới ánh nắng.
  • Ứng dụng: Jacquard được sử dụng cho những trang phục như áo sơ mi, áo dài, cà vạt.

Vải Cotton

Cotton là loại thường được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay nhờ đặc tính nổi trội. Đây là loại sợi tự nhiên chủ yếu được làm từ sợi bông và một số chất bảo quản bằng hóa học. Hiện nay, cotton gồm 3 loại chính: Cotton thun, Cotton lạnhCotton lụa.

  • Ưu điểm: Cotton có đặc tính dễ thấm hút mồ hôi, mềm mịn, có độ bền và co giãn tốt, có thể giảm nhiệt và làm mát cơ thể, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
  • Nhược điểm: Dễ bám bẩn, dễ bị co rút trong quá trình giặt giũ, đồng thời có giá thành khá cao.
  • Ứng dụng: Nhờ đặc tính mềm mịn, thoáng khí và đem lại cảm giác dễ chịu thoải mái khi mặc, Cotton được ứng dụng nhiều trong các trang phục nội y hay các áo thun, sơ mi,…

vải cotton

Vải Kaki

Vải kaki là loại được làm từ 100% sợi tự nhiên (cotton), hoặc kết hợp giữa cotton và sợi tổng hợp, thường có màu nâu sáng. Về cơ bản, kaki gồm 2 loại: Kaki thunKaki không thun.

  • Ưu điểm: Dễ giặt, ít nhăn, thấm hút và có độ bền cao. Kaki thun được thêm sợi Spandex nên có độ co giãn tốt, mềm và mỏng. Kaki không thun có đặc tính dày, ít nhăn và cứng form.
  • Nhược điểm: Giá thành cao và khá cứng nên chỉ phù hợp với các kiểu may không quá cầu kỳ.
  • Ứng dụng: Thường được ứng dụng để may đồng phục công sở, đồng phục học sinh,… Và cũng phù hợp để làm váy, đầm, quần tây công sở, vest nam nữ.

Vải kaki

Vải Kate

Vải kate là sợi tổng hợp được pha trộn giữa sợi cotton và sợi Polyester . Đây là loại rất được ưa chuộng trên thị trường, Kate được chia thành các loại chính như: Kate Polin, Kate Ford, Kate sọc, Kate Hàn Quốc, Kate Mỹ, Kate Silk. 

  • Ưu điểm: Khả năng hút ẩm, chống nhăn và giữ màu tốt. Ít gây kích ứng da với bề mặt vải phẳng nhẵn, mềm mại, không thô ráp, độ dày vừa phải. Vải có độ bền cao, không bị co rút, dễ giặt giũ.
  • Nhược điểm: Độ co giãn khá thấp, giá thành nhiều loại còn cao so với gi các loại khác trên thị trường.
  • Ứng dụng: Vải thường được ứng dụng để may đồng phục cho học sinh hoặc công nhân. Nhờ màu sắc đẹp cùng bề mặt trơn nhẵn, mịn màng nên được dùng trong sản xuất chăn ga gối nệm.

Vải kate

Vải Jeans

Vải jeans hay còn gọi là vải bò, được dệt từ cotton Duck và bông thô, hầu hết chỉ có màu xanh đặc trưng. Dựa vào thành phần và độ co giãn, jeans được chia thành 4 loại cơ bản gồm: Jeans thun, Jeans Cotton, Jeans Cotton pha Poly và Jeans tái chế. Nếu dựa vào độ co giãn thì Jeans gồm 2 loại chính: Jeans CottonSkinny Jeans.

  • Ưu điểm: Độ bền cao, chắc, không bị co nhăn khi mặc và giặt ủi. Thoáng khí và giữ nhiệt cũng rất hiệu quả. Với những loại jeans pha ít sợi tổng hợp, thường mềm mịn, thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
  • Nhược điểm: Khả năng co dãn kém, lâu khô và dễ phai màu theo thời gian.
  • Ứng dụng: Thường được ứng dụng nhiều trong may mặc bởi nó thích hợp với mọi giới tính, lứa tuổi. Jeans chủ yếu dùng trong sản xuất quần jeans, áo, chân váy.

Vải Jeans

Vải Denim

Vải denim là loại vải thô, được dệt đan chéo từ cotton cứng và các sợi đan chéo, sử dụng hình thức dệt thoi kết hợp sợi chàm và sợi trắng. Màu chủ đạo gồm 2 màu trắng và xanh (truyền thống) hoặc màu đen (cách tân). Hiện nay, Denim được pha thêm cái sợi polyester hoặc lycra để chất liệu tốt hơn, chống nhăn và chống co rút hiệu quả hơn. Dựa vào màu dệt, Denim gồm 2 loại: truyền thống hoặc hiện đại; còn dựa vào kỹ thuật nhuộm thì gồm 3 loại: Dry Denim, Raw Denim hoặc Selvedge Denim.

  • Ưu điểm: Khả năng co giãn và đàn hồi cực kỳ hiệu quả, đem tới sự năng động, thoải mái cho người dùng còn có độ cứng cáp tốt, độ dày cao và ít nhăn.
  • Nhược điểm: Sợi vải dày nên Denim mang lại cảm giác thô cứng, ít đàn hồi và co giãn, lâu khô.
  • Ứng dụng: Vải thường được dùng để may yếm, áo khoác, áo sơ mi, quần jeans, quần thể thao và các phụ kiện thời trang như túi xách, thắt lưng,…

Vải denim

Vải Lanh (Linen)

Vải lanh hay còn gọi là linen được dệt từ những sợi nhỏ từ thân cây lanh cùng một số vỏ, xơ, sợi của một số loại cây khác. Quy trình tạo nên Lanh vốn là quay tơ truyền thống với các sợi được dệt rất chặt tay và khá to. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có nhiều loại máy móc đáp ứng được kiểu dệt dành cho loại này. Vải linen được chia ra thành 5 loại chính: Linen bột, Linen ướt, Linen tưng, Linen lụaLinen xước.

  • Ưu điểm: Có độ bóng tự nhiên và độ bền cao khi chịu được co giãn, ít bị mài mòn. Khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt và trọng lượng nhẹ, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người mặc.
  • Nhược điểm: Dễ nhăn, dễ có nếp gấp và dễ bị hư hỏng bởi nấm mốc, mồ hôi hoặc chất tẩy. Ngoài ra có giá thành khá cao so với các loại khác.
  • Ứng dụng: Những sản phẩm chủ đạo từ lanh là đồ mặc thường ngày ở nhà của chị em phụ nữ. Linen lanh cũng được ứng dụng trong sản xuất quần áo đồng phục, sơ mi, váy.

vải linen

Vải Nỉ (Flet)

Vải nỉ là sự kết hợp giữa len và các sợi thông thường, bao phủ bên ngoài là một lớp bông mượt và dày. Do đó có độ mềm mượt và ấm áp hơn so với nhiều chất liệu khác nên rất được ưa chuộng ở các nước có khí hậu lạnh. Hiện nay nỉ được phân ra thành 5 loại: Nỉ bông, Nỉ da cá, Nỉ Cotton, Nỉ nhungNỉ Hàn Quốc.

  • Ưu điểm: Mềm mại, không bị thô ráp, xù lông, có thể sử dụng cả 2 mặt, đặc biệt giá thành thấp. Vải nỉ có độ bền cao, không bị bạc màu, không nhàu và có khả năng giữ ấm tốt, tạo nhiệt cho cơ thể nên rất được ưa chuộng cho các sản phẩm mùa đông. Ngoài ra dễ nhuộm màu nên rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng.
  • Nhược điểm: Nhanh bẩn, dễ thấm nước và khi sử dụng sẽ tạo cảm giác hơi nóng và bí hơi.
  • Ứng dụng: Nỉ có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong các trang phục và các mục đích khác như quần áo, đồ handmade,…

vải nỉ

Vải Len (Wool)

Vải len là loại vải được dệt từ sợi và sản xuất chủ yếu từ lông động vật như lông cừu, dê, hay thỏ. Thành phần chính của sợi len là Keratin (xơ len) và còn có các loại phụ phẩm để chống nấm mốc. Để tránh mùi của động vật thì xơ len được làm sạch rất kỹ bằng cách đun trong các dung dịch hoá học đậm đặc. Hiện nay, vải len được phân thành một số loại như: Len lông cừu nguyên chất (Virgin Wool), Len lông cừu Merino, Len Angora, Len Cashmere, Len Cotton, Len Alpaca, Len sợi tổng hợp.

  • Ưu điểm: Độ co giãn, đàn hồi cao, không nhăn, tạo cảm giác nhẹ, xốp, mềm mại, thoải mái khi mặc và có khả năng giữ nhiệt tốt nên đây là loại vải giữ ấm khi vào mùa đông hay trời trở lạnh.
  • Nhược điểm: Vải dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường kiềm, dễ ám mùi và lâu khô.
  • Ứng dụng: Vải len thường dùng làm quần áo mùa đông như áo len, áo dạ hay áo vest.

vải len

Vải Polyester (PE)

Vải polyester là loại vải tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Về cơ bản thì đây là một loại nhựa đặc biệt. Để có thể tạo ra được sợi PE, người ta cần phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khai thác, xử lý, tổng hợp, kéo sợi… rồi cuối cùng là đến dệt vải và nhuộm vải. Vải PE có 4 dạng sợi cơ bản là: sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament

  • Ưu điểm: Vải PE rất dày, có màu sắc phong phú, ít nhăn, có khả năng chống co rút. Vải cũng rất dễ giặt trong nhiều loại hóa chất khác nhau và không lo vải sẽ bị mất đi độ bền hay phai màu. Đây cũng là dòng vải ít bị bám bẩn, có bề mặt trơn nhẵn, mềm mại và khả năng chịu nhiệt, chống nấm mốc tốt nên có giá thành thấp.
  • Nhược điểm: Bởi khả năng thấm hút kém nên khi mặc quần áo bằng vải PE sẽ hơi nóng và có thể bị dị ứng, châm chích cho làn da. Vải có xu hướng tĩnh điện, dễ cháy và kém thân thiện với môi trường.
  • Ứng dụng: Đây là lựa chọn hàng đầu trong ngành may mặc với các sản phẩm như dù, bạt, áo mưa, áo chống nắng,…

vải polyester

Vải Voan (Voile)

Vải voan nguồn gốc tự nhiên với chất liệu chính để sản xuất là sợi tơ tằm. Vải có kỹ thuật dệt tinh xảo và phức tạp hơn hẳn các phương pháp dệt lụa tơ tằm khác. Đây được xem là chất liệu xa xỉ bậc nhất nên được mệnh danh là “Bà chúa của hàng tơ lụa”.

  • Ưu điểm: Vải mềm mịn, có độ bền cao, tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác sang trọng với hoa văn tinh xảo và màu sắc đa dạng. Do đặc tính tự nhiên, vải thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng.
  • Nhược điểm: Gấm có giá thành khá cao. Vải dễ thấm nước, lâu khô, dễ bám bẩn và khó phai.
  • Ứng dụng: Vải gấm thường để may áo dài bao gồm may các trang phục truyền thống và trang phục cách tân.

vải voan

Vải ni lông (Nylon)

Vải nylon (vải polyamide) là vải nhân tạo được hình thành từ dầu mỏ và than đá. Vải nylon được tạo ra từ các loại hóa chất hoặc được dệt từ các sợi tổng hợp. Vải Nylon được chia thành 4 loại chính là: Nylon 6, Nylon 46, Nylon 510, Nylon 6-6.

  • Ưu điểm: Độ bền, tính chống nước cao, dễ sử dụng, có độ co giãn và khả năng kháng ẩm tốt. Nylon có giá thành rẻ, dễ bảo quản, dễ nhuộm, không bị phai màu và làm sạch dễ dàng. Bề mặt vải mượt và sáng bóng, mềm mịn, khó bám bụi bẩn, có khả năng chống nắng tốt, kháng khuẩn và nhanh khô.
  • Nhược điểm: Chất liệu của vải ni lông không được đánh giá cao bởi chúng không thể phân hủy trong môi trường. Khả năng thấm hút kém và dễ bị hỏng khi gặp nắng nóng kéo dài đem đến cảm giác nóng, dính và khó chịu cho người mặc.
  • Ứng dụng: Vải Nylon được sử dụng phổ biến cho các trang phục thể thao, áo khoác gió, quần áo khoác, giày leo núi, balo,…

vải nylon

Vải thô (Canvas)

Vải thô (bố/bạt) được dệt từ những sợi tự nhiên như bông và gai theo chiều ngang dưới dạng lưới, có khả năng co giãn bốn chiều rất tốt. Vải thô gồm 2 loại chính: Thô mộc, Thô lụa.

  • Ưu điểm: Vải thô có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, bề mặt phẳng mịn, mộc mạc và thoáng mát. Khả năng thấm nước nhanh, độ đàn hồi tốt và lành tính với da người dùng. Do sợi vải thô nên rất bền và chắc, màu sắc khó phai và tính chống nấm mốc hiệu quả.
  • Nhược điểm: Độ cứng và độ dày và đôi khi sẽ gây khó chịu cho người mặc.
  • Ứng dụng: Vải thô với khả năng chống nước cực tốt nên thường được sử dụng để làm phông bạt, quần áo mưa.

vải thô

Vải Viscose (Rayon)

Vải viscose hay còn gọi là sợi lụa nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ loại tơ bán tổng hợp. Nguyên liệu chính để dệt chính là chất xơ của cellulose từ gỗ cây tre, đậu nành, mía. viscose được phân thành 3 loại chính: Viscose nguyên chất, Viscose có độ bền cao, HWM Rayon.

  • Ưu điểm: Tương đối mềm mịn mặc vào thoáng mát và có độ đàn hồi cao, không tích điện và kháng khuẩn tốt và  cũng có khả năng thấm hút cao, dễ nhuộm màu, giá thành thấp. 
  • Nhược điểm: Dễ bị cháy, khó vệ sinh bởi tính kỵ nước và gây ảnh hưởng đến môi trường nếu như không được khai thác hợp lý.
  • Ứng dụng: Thường dùng may các loại quần áo mùa hè như: váy, áo thun, đồ thể thao,… Loại này may đồ mùa đông cũng không gây tình trạng bám dính, tích điện đem tới cảm giác thoải mái cho người dùng.

vai viscose

Vải Spandex (Elastane/ Lycra)

Vải spandex là một loại sợi nhân tạo thay thế cho cao su, được tạo thành từ polyme qua quá trình kéo khô. Spandex thường được kết hợp với sợi Cotton để tạo nên thun có độ co giãn cao. Spandex có 3 loại chính: Cotton Spandex, Len Spandex, Poly Spandex.

  • Ưu điểm: Độ đàn hồi, co giãn tốt, dù kéo căng cũng không xảy ra hiện tượng đứt, giãn. Bề mặt trơn, mềm, dẻo, không bị xù lông hay vón xơ sau nhiều lần giặt. Ngoài ra, ít gây kích ứng da, khả năng chịu mài mòn tốt và khả năng chống tĩnh điện cũng là ưu điểm nổi bật của loại này.
  • Nhược điểm: Không thể tự phân huỷ nên sẽ gây ô nhiễm môi trường. Có khả năng thấm hút kém, dễ bị ố vàng khi sử dụng lâu dài. Dễ nhăn, chảy xệ khi gặp nhiệt độ cao và giảm chất lượng khi tiếp xúc với các chất hoá học (đặc biệt là chất tẩy).
  • Ứng dụng: Vải spandex được ứng dụng để sản xuất các loại trang phục như quần áo thể thao, đồ bơi, đồ lót, quần trượt tuyết, các loại quần bó sát, trang phục cho vận động viên.

vải spandex

Vải Modal

Vải modal có nguồn gốc từ gỗ của cây sồi, được tạo ra nhờ quá trình kết tinh Cellulose. Modal trên thị trường hiện nay thường được kết hợp thêm các chất hóa học hay các loại sợi khác để tăng độ bền và đẹp. 

  • Ưu điểm: Có độ đàn hồi, bền màu cao, không bị co rút hay biến dạng khi sử dụng, thoáng khí và thấm hút tốt mang lại cảm giác thoải mái khi mặc. Có độ co giãn, mềm mịn, ít bị bay màu và thân thiện với môi trường.
  • Nhược điểm: Sản lượng sản xuất thấp do độ khan hiếm và có giá thành cao so với mặt bằng chung.
  • Ứng dụng: Modal thường dùng để may quần, áo thể thao, áo thun, áo khoác.

Vải Tencel (Lyocell)

Vải tencel là loại vải sinh học được đánh giá an toàn và thân thiện với môi trường nhất trên thị trường hiện nay. Tencel được sản xuất từ cellulose có trong bột gỗ của các cây thuộc họ nhà tre như cây bạch đàn, cây khuynh diệp. Các dòng tencel phổ biến gồm: Lụa Tencel 60s, Lụa Tencel 80s, Lụa Tencel 100s.

  • Ưu điểm: Tencel an toàn cho sức khỏe bởi sự thân thiện với môi trường, không gây ra các vấn đề như dị ứng, kích ứng cho làn da. Có khả năng thấm hút tốt, độ bền cao, ít nhăn và ít bám bụi.
  • Nhược điểm: Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và có mức giá cao bởi nguồn gốc tự nhiên của nó.
  • Ứng dụng: Tencel rất ưa chuộng để sản xuất các sản phẩm may mặc dành riêng cho mùa hè và đồ ngủ.

Vải tencel

Vải Ren (Lace)

Vải ren là loại vải được tạo nên bằng phương pháp bện, lặp hoặc xoắn để tạo ra những lỗ hổng hay khoảng trống trên bề mặt vải, do đó vải có độ nhận diện cao so với các loại vải khác. Vải ren thường có màu trắng và được thêu hoa văn trang trí. Nguyên liệu chính để sản xuất vải ren thường từ bông, lụa hoặc tơ nhân tạo. Vải ren phổ biến gồm có các loại: Ren kim, Ren cuộn, Ren thêu, Ren băng, Ren mócRen thắt nút.

  • Ưu điểm: Vải ren không bị co giãn và có độ bền cao. Chất vải mềm mại, dày dặn và không nóng nên mặc vào mùa hè vừa thoải mái vừa mát mẻ. Vải ren còn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, làm tăng thêm phần ngọt ngào quyến rũ cho người mặc.
  • Nhược điểm: Vải mỏng và trong suốt nên cần thêm lớp lót khi mặc. Vải cũng dễ bị rách và hư hỏng khi giặt bằng máy hay vật nhọn bám vào. 
  • Ứng dụng: Vải ren thường dùng để may các loại áo kiểu, váy, đầm và đồ lót nữ.

Vải Đũi (Tussar/ Tussah)

Vải đũi là một loại vải nhẹ, xốp, bề mặt khá thô và được dệt từ sợi đũi. Sợi đũi là phần dư thừa và chất lượng không cao của quá trình ươm tơ tằm. Vải đũi mang lại cảm giác bình dị, mộc mạc nhưng vẫn toát lên nét đẹp cá tính riêng. Vải đũi có 3 loại chính: Đũi thô, Đũi xước, Đũi thêu hoa.

  • Ưu điểm: Vải đũi mềm, nhẹ, mát và thoáng khí, có khả năng thấm hút mồ hôi. Chất vải không tích điện, đảm bảo an toàn khi sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Nhược điểm: Vải dễ bị nhăn và tạo nếp gấp khi sử dụng.
  • Ứng dụng: Được sử dụng để làm khăn choàng, váy quấn, váy liền, quần áo mùa hè, áo sơ mi đồng phục form đứng.

vải đũi

Vải Bamboo

Vải bamboo là loại vải tự nhiên có nguồn gốc từ xơ của cây tre và được bổ sung thêm một số chất phụ gia để sợi vải bền, đẹp hơn.

  • Ưu điểm: Vải có khả năng thấm hút cao, kháng tia UV hiệu quả, an toàn cho da, không gây dị ứng và thân thiện với môi trường. Nổi bật nhất là khả năng kháng khuẩn và khử mùi tốt. Chất vải vô cùng mềm mại tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc.
  • Nhược điểm: Vải dễ bị nhăn, dễ co lại khi giặt và lâu khô.
  • Ứng dụng: Vải bamboo thường được sử dụng để sản xuất quần áo trẻ em, đồ lót nam nữ, khẩu trang, tất khử mùi.

vải bambo

Vải Tuyết Mưa (Vitex)

Vải tuyết mưa hay còn gọi là vải thun Ponte di Roma, có thành phần cấu tạo từ các sợi như Viscose, Polyester Nylon và sợi Spandex nên mang rất nhiều đặc điểm tốt của từng sợi. Phương pháp dệt vải là phương pháp đan đôi, nổi bật bởi sjw bền màu, không quá dày và cũng không quá mỏng

Ưu điểm: Chất vải an toàn, không gây kích ứng da, thân thiện với môi trường. Bề mặt vải có độ thoáng khí cao, phù hợp mặc cả mùa hè và mùa đông. Độ co giãn hiệu quả, không bám lông, không nhăn hay bị xù, sờn mốc sau thời gian dài sử dụng.

Nhược điểm: Vải có giá thành tương đối cao.

Ứng dụng: Vải được dùng để sản xuất các trang phục như đầm, váy dạo phố, trang phục thanh lịch, đồ công sở, quần legging.

vải tuyết mưa

Vải Chiffon 

Vải chiffon (Voan Chiffon) là loại thoi đơn giản với phần lưới dệt dạng bán lưới, tạo vẻ ngoài sang trọng, được dệt từ nhiều chất liệu khác nhau như sợi tổng hợp, tơ lụa, tơ nhân tạo. Chiffon có vẻ ngoài khá giống ren nhưng những lỗ hổng sẽ khít hơn. Một số loại Chiffon phổ biến hiện nay gồm: Crepe Chiffon, Jacquard Chiffon, Pearl Chiffon, Chameleon Chiffon.

Ưu điểm: Mỏng, nhẹ, thoáng khí và trong suốt tạo cảm giác thoải mái. Đặc biệt, Chiffon có độ bền cao, không dễ rách như voan tơ hay vải ren. Vải từ sợi tổng hợp nên rất an toàn và không gây kích ứng da.

Nhược điểm: Chất vải khá mỏng nên vết bẩn dễ bám và khó vệ sinh. Đồng thời dễ mất màu khi phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời.

Ứng dụng: Vải chiffon thường được sử dụng để may sơ mi, váy, đầm, đồ ngủ.

Vải Nhung (Velvet)

Vải nhung là loại vải được dệt thoi được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như cotton, sợi len hay sợi tơ tằm. Một số loại vải nhung phổ biến gồm có: vải nhung tăm, vải nhung tuyết, vải nhung đỏ, vải nhung gân.

  • Ưu điểm: Bề mặt vải mềm mịn và có độ sáng bóng. Vải nhung có độ bền cao và bắt ánh sáng tốt.
  • Nhược điểm: Vải khó giặt và làm khô, có giá thành khá cao. Vải dễ bám bụi và khó làm sạch, có trọng lượng năng nên có thể khiến người mặc thấy khá nặng nề.
  • Ứng dụng: Vải nhung thường được dùng để may đầm dạ hội, váy suông, jumpsuit, áo thun, sơ mi, áo khoác, áo vest, quần dài.

Vải Thun Lạnh (Cold Spandex)

Vải thun lạnh là loại vải dệt từ sợi PE hay sợi Nylon theo phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi. Vải được phân thành 2 loại chính là: Vải 2 chiềuvải 4 chiều.

  • Ưu điểm: Vải có đặc tính mềm mịn, mát lạnh, khá bóng và trơn, không bị xù lông hay co nhăn khi sử dụng. Tính năng nổi bật khác của vải là độ bền cao, khả năng chống bám bẩn cao, rất dễ giặt và vệ sinh. Giá thành rẻ hơn nhiều loại vải khác.
  • Nhược điểm: Khó bảo quản tốt trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Ứng dụng: Vải thun lạnh thường được dùng để may quần áo thể thao, đầm, đồ ngủ, đồ bộ, áo chống nắng hay áo oversize.

vải thun lạnh

Vải Không Dệt (Non–woven)

Vải không dệt được đặt tên theo quy trình sản xuất chúng, để biểu thị các loại vải được tạo ra mà không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim. Đây là loại được tổng hợp từ các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp) chứ không dệt theo kiểu thông thường.

  • Ưu điểm: Độ đàn hồi cao, tính chịu lực tốt. Dễ phân huỷ nên thân thiện với môi trường. Màu sắc đồng bộ và có thể in ấn trên bề mặt với khả năng hiển thị hình ảnh rõ nét. Chất lượng ưu việt nhưng lại có giá thành thấp.
  • Nhược điểm: Do khả năng thấm hút tốt và phân huỷ dễ nên không thể bảo quản trong thời gian dài. Khi gặp môi trường nước trở nên kém bền và dễ biến đổi.
  • Ứng dụng: Vải không dệt được sử dụng trong trang phục như các miếng lót quần áo, trang phục biểu diễn, đế giày và lót giày hay túi bằng vải.

Trên đây là hơn 25 loại vải thường được sử dụng trong may mặc trên thị trường hiện nay để bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Hy vọng qua bài viết này của Thái Tuấn bạn sẽ nắm bắt được thông tin tổng quan về công dụng, đặc điểm cũng như cách nhận biết các chất liệu vải

Bảng tổng hợp các loại vải

vải lụa vải gấm vải jacquard vải nhung vải tuyết mưa
vải kháng khuẩn Thái Tuấn vải kaki vải kate vải linen vải không dệt
vải polyester Vải Chiffon Vải Bamboo Vải Đũi Vải Nỉ
Vải Thun Lạnh Vải cotton Vải jeans Vản denim Vải lanh
Vải len Vải voan  Vải ni lông  Vải thô  Vải viscose

Bài viết liên quan

Vải Lụa Là Gì? Ưu Điểm Và Tính Ứng Dụng Của Vải Lụa Trong Thời Trang

Vải Lụa Là Gì? Ưu Điểm Và Tính Ứng Dụng Của Vải Lụa Trong Thời Trang

Vải lụa là một trong những chất liệu cao cấp với các ưu điểm vượt trội chất liệu này được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống hiện nay từ lĩnh vực may mặc đến các mục đích khác. Hãy cùng Thái Tuấn tìm hiểu vải lụa là gì? tại lại được ưa chuộng sử dụng đến thế qua bài viết dưới đây nhé! Vải lụa là gì? Nguồn gốc ý nghĩa của vải lụa? Vải lụa là gì? Lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp nhất trên thị trường. Đặc tính nổi bật là bề mặt mỏng, mềm, mịn màng rất nhẹ được làm từ sợi tơ đặc biệt, cao cấp nhất là tơ tằm. Lụa tạo cảm giác mềm mại, thanh lịch cho người sử dụng. Những công đoạn tạo ra vải lụa đòi hỏi người thợ có tay nghề cao, công phu, kỹ thuật và tỉ mỉ. Từ đó, lụa trở thành một trong những loại vải cao cấp được ưa chuộng sử dụng nhất, thu hút rất nhiều giới thượng lưu và có giá thành cao trên thị trường hiện nay.  Nguồn gốc…

Đọc thêm
21/12/2022

Đọc thêm
15/10/2024
Các Loại Vải May Áo Dài Đẹp Phổ Biến Hiện Nay

Các Loại Vải May Áo Dài Đẹp Phổ Biến Hiện Nay

Chọn vải như thế nào cho phù hợp khi may áo dài là điều mà hiện nay rất nhiều chị em quan tâm vì nếu không có chút hiểu biết về các loại vải may thì khó mà có được sự lựa chọn đúng đắn. Chính vì vậy, Thái Tuấn xin gửi đến bạn các loại vải may áo dài đẹp và hợp thời trang nhất hiện nay nhé.  Những lưu ý khi chọn mua vải áo dài phù hợp chuẩn dáng Ngày nay, chất liệu vải may áo dài cũng được nâng cấp và trở nên đa dạng hơn. Chọn loại vải áo dài như thế nào để phù hợp dáng người và kiểu áo dài đẹp là điều mà các chị em đều rất quan tâm hiện nay để có được những bộ áo dài duyên dáng thanh lịch. Mỗi chất liệu vải sẽ có những đặc tính riêng biệt và có những ưu, nhược riêng phù hợp với từng phong cách người sử dụng. Với sự khác biệt về đặc tính, chúng sẽ khiến những tà áo dài có sự thay đổi về vẻ bề ngoài. Bởi đó, bạn nên…

Đọc thêm
20/12/2022
Vải Gấm là gì? Ưu Nhược Điểm Ứng Dụng Vải Gấm Trong Thời Trang

Vải Gấm là gì? Ưu Nhược Điểm Ứng Dụng Vải Gấm Trong Thời Trang

Vừa mang hơi hướng cổ điển ẩn chứa nét đẹp tinh tế vừa đậm chất sang trọng hiện đại, vải gấm tạo nên sự cuốn hút khó cưỡng cho những sản phẩm thời trang làm từ chất liệu này. Hãy cùng Thái Tuấn tìm hiểu về vải gấm là gì? Nguồn gốc, những ưu, khuyết điểm cũng như ứng dụng trong bài viết này nhé! Vải gấm là gì? Nguồn gốc ý nghĩa vải gấm? Vải gấm là gì? Vải gấm (vải dệt hoa văn) là một trong những loại vải cao cấp có nguồn gốc tự nhiên loại vải thượng hạng bởi sự mỏng nhẹ và mềm mại đã có từ lâu đời với kỹ thuật dệt tinh xảo và phức tạp nhất trong các phương pháp dệt tơ lụa. Được ví như là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại đây, chất liệu vải cao cấp quý hiếm được biết đến là “bà chúa tơ lụa” của ngành may mặc. Đặc trưng của loại vải này là có các họa tiết hoa văn tinh xảo, cầu kỳ với nhiều màu sắc bắt mắt được dệt trực tiếp vào sợi vải lên bề mặt. Bề…

Đọc thêm
21/12/2022